Cô bé Megan Evans lúc sinh thời (Ảnh: DM).
Trong phiên tòa mới nhất, mẹ của Megan - bà Nicola Harteveld - cho biết trong những ngày tháng cuối đời, Megan đã phải chịu đựng những lời lẽ tàn nhẫn từ bạn học, thậm chí cô bé còn bị nói: "Hãy chết đi".
Những nhóm tẩy chay chuyên thực hiện các nội dung bêu riếu Megan đã được lập nên trên mạng xã hội. Khi những nhóm này bị phát hiện và phản ánh với nhà trường, nhóm liền bị xóa bỏ, để rồi rất nhanh chóng, nhóm mới lại xuất hiện ngay sau đó.
Bà Nicola - mẹ của 8 người con - cho biết khi thấy con gái có những biểu hiện bất thường, bà đã hỏi các bạn học của Megan rằng cô bé có đang bị bắt nạt ở trường không, tất cả bạn học của Megan đều phủ nhận.
Trong những ngày tháng cuối đời, Megan đã có những lúc không thể kiểm soát bản thân ở trường học và tại nhà riêng. Cả thầy cô và gia đình đều nhận thấy cô bé có thái độ và hành vi bất thường.
Nhà trường có liên hệ với gia đình để phản ánh một số biểu hiện bất thường của Megan. Dù vậy, cả gia đình và nhà trường đều không biết rõ về việc cô bé bị bắt nạt trên mạng như thế nào.
Trước khi bắt đầu có những biểu hiện bất thường như cáu giận và ứng xử thiếu lễ độ với giáo viên, Megan từng là một cô bé chăm học và ngoan ngoãn.
Ngày 2/7/2017 - ngày cuối cùng trong cuộc đời ngắn ngủi của Megan - cô bé vẫn đến trường bình thường. Cô còn tham gia cuộc họp dành cho học sinh để được nghe phổ biến thông tin về chuyến tham quan sắp diễn ra. Megan thể hiện sự vui vẻ trong ngày cuối cùng có mặt ở trường.
Tối hôm đó, khi cha mẹ cô bé rời khỏi nhà để đưa 4 người con nhỏ tuổi nhất đi chơi, Megan ở lại nhà cùng với 3 anh chị em của mình.
Khoảng 22h cùng ngày, anh trai của Megan không tìm thấy cô bé nên đã gọi điện cho cha mẹ quay về. Sau khi tìm kiếm kỹ lại trong nhà, các thành viên đã phát hiện Megan tự khóa mình trong một phòng tắm. Dù nhân viên y tế đã nhanh chóng có mặt để cấp cứu cho cô bé, nhưng tình trạng của Megan không thể cứu chữa được nữa, cô bé ra đi ở tuổi 14.
Bà Nicola Harteveld - mẹ của Megan (Ảnh: DM).
Khi hợp tác với cảnh sát trong quá trình điều tra, bà Nicola cho biết thoạt tiên, bà không hiểu tại sao Nicola hành động như vậy. Bà đã không biết về những gì con bà phải chịu đựng.
Tại phiên tòa, bà Nicola cho rằng đáng lẽ nhà trường phải có trách nhiệm hơn đối với Megan. Các thầy cô phải nhận thức rõ hơn gia đình về mức độ nghiêm trọng khi biết Megan bị bắt nạt trên mạng và có những biểu hiện bất thường ở một số thời điểm.
Ông Malcolm Duthie, đại diện cho nhà chức trách trong lĩnh vực giáo dục tại quận Pembrokeshire, nơi Megan từng sinh sống và học tập, cho biết nhà chức trách đã gặp gỡ các bạn học của Megan. Các học sinh này cho rằng Megan không phải là nạn nhân của bắt nạt học đường.
Ông Duthie cho rằng trong sự việc này, cả nhà trường và nhà chức trách đều gặp nhiều khó khăn, cản trở. Ngay cả các nhân viên điều tra cũng gặp khó khăn bởi các bằng chứng về việc bắt nạt trên mạng đều nằm trong các ứng dụng chat. Các tin nhắn đều đã nhanh chóng bị xóa, bị thu hồi; các nhóm cũng liên tục bị xóa sau khi bị nhà trường phát hiện.
Hiện tại, bà Nicola vẫn hợp tác với nhà chức trách để vụ việc được điều tra kỹ lưỡng. Bà hy vọng sự ra đi của Megan là hồi chuông cảnh tỉnh đối với các gia đình và nhà trường về vấn nạn bắt nạt học đường diễn ra trên không gian mạng.
Ngoài ra, bà Nicola cũng đang tích cực tham gia các tổ chức thiện nguyện hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh. Bà đã thành lập quỹ từ thiện mang tên con gái mình và tổ chức những buổi tư vấn tâm lý miễn phí dành cho thiếu niên sống tại quận Pembrokeshire.
" alt=""/>7 năm sau cái chết của nữ sinh 14 tuổi, hoạt động điều tra vẫn tiếp tục- Kỹ năng giải quyết vấn đề (tư duy...): giải Toán là dạng rèn tư duy. Mục đích là như vậy, nhưng nếu để lệch sang chỉ cần qua môn thì sẽ sai mục đích.
- Kỹ năng mềm (giao tiếp, thể chất...): cái này rất thiếu và yếu, bạo lực học đường rồi những vấn nạn ngày một nhiều là do thiếu hẳn kỹ năng này.
Tôi cho rằng, học sinh biết giải Toán cũng được, sửa bóng đèn cũng được, cái nào cũng có giá trị riêng. Người có tư duy sẽ làm tốt vì họ nắm được cái cốt lõi: không chỉ sửa được một loại đèn mà họ có sửa nhiều thứ khác nếu nắm được nguyên tắc hoạt động, hoặc chí ít biết cách lên mạng tìm tòi để sửa. Còn lại là do họ muốn làm hay không?
Vậy, chung quy lại, chúng nên dạy học sinh cách tư duy, thúc đẩy tố chất của người học. Còn dạy xong mà "chữ thầy trả thầy" là lãng phí. Nếu học sinh không giải Toán được, sửa bóng đèn cũng dở, thì chúng sẽ chuyển sang làm kế toán, làm bánh, làm ca sĩ... Như vậy sẽ đỡ lãng phí hơn.
Tại sao lại bắt tất cả các em học sinh phổ thông (không có dự định trở thành kỹ sư, làm nghề liên quan), phải học nhiều tích phân, đạo hàm, để rồi lại không áp dụng được gì sau khi học, gây nên một sự lãng phí khủng khiếp? Đào tạo chung quy là tạo ra sản phẩm con người theo nhu cầu thị trường. Không thể đưa cho khách thịt bò khi khách hỏi mua cá được. Do đó, cái chính là đào tạo theo thực tế.
>> 'Người Việt học tích phân, đạo hàm như những Toán học gia'
Học sinh phổ thông ở ta học rất nhiều, rất rộng, hầu như tất cả vấn đề, nhưng chỉ dừng ở lý thuyết. Trong khi đầu ra sau đại học, bằng phát minh, sáng chế... lại rất khiêm tốn. Nền khoa học kỹ thuật còn non yếu thì việc học là đương nhiên, nhưng học thế nào, ra sao mới quan trọng. Nhiều nhân tài của ta nhưng lại chỉ phát huy được ở xứ người thì tự mỗi người cũng biết câu trả lời ở đâu.
Chúng ta đang tạo ra "các siêu nhân phiên bản lý thuyết" trong khi thực tế còn rất nhiều cái thiếu. Tôi thấy các kỹ năng cần thiết như sống (giao tiếp, ứng xử...), kỹ năng giải quyết vấn đề (tự học, biện luận...) thì rất yếu và thiếu thực tiễn. Đến lúc hướng nghiệp, nhiều em sẽ hỏi "không biết mình thích gì, giỏi cái gì". Tất cả là do hạn chế của giáo dục. Gần đây, ngành Giáo dục đã có thử nghiệm nhiều phương pháp mới, nhưng hy vọng chúng sẽ đi đúng hướng để người ta không phải lăn tăn chuyện học tích phân để làm gì nữa.
Tôi dám chắc rằng, nếu giáo viên bắt đầu môn học bằng một câu chuyện gây tò mò kiểu "Định luật vạn vật hấp dẫn của Newton được phát hiện ra nhờ một quả táo rơi trúng đầu" thì sẽ hấp dẫn hơn nhiều những trang sách toàn công thức và con số. Toán đạo hàm, tích phân đều có ứng dụng trong thực tế, vậy hãy hướng học sinh đến những bài toán thực tế. Để học sinh chí ít hiểu được chúng dùng để làm gì, có thể giải quyết vấn đề gì? Đó mới là trọng tâm ở mức phổ thông. Còn đi sâu vào chi tiết hơn, hãy để dành cho các nghiên cứu sinh nhà nghề sau này.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt=""/>Những 'siêu nhân lý thuyết' tích phân, đạo hàmDu hành thời gian, trong đó chúng ta có thể quay về quá khứ hoặc nhảy vọt đến tương lai, là bí ẩn, là khát khao mà con người tìm kiếm (Ảnh: rost9/Adobe).
Các nhà nghiên cứu tin rằng nếu những lý thuyết dây này được khẳng định thì chúng sẽ trở thành chìa khóa cho cánh cửa du hành thời gian.
Các dây vũ trụ, nếu chúng thực sự tồn tại, là những sợi cực kỳ mảnh mai. Chúng có thể là những ống dài vô tận hoặc cuộn lại với nhau. Bất chấp độ mảnh, khối lượng của dây vũ trụ tương đương với hàng chục nghìn ngôi sao và nó sẽ dần dần co lại theo thời gian và phát ra sóng hấp dẫn khi nó dao động.
Cho đến nay, các nhà vật lý học đã đề xuất hai loại dây vũ trụ. Thứ nhất là siêu dây vũ trụ. Nó bắt nguồn từ lý thuyết dây, là một thuyết lượng tử cho rằng các hạt cơ bản của vũ trụ là các sợi rung. Các siêu dây trải dài khắp vũ trụ, chứa đựng kết cấu của thực tại và có thể nắm giữ chìa khóa du hành thời gian.
Loại dây vũ trụ thứ hai được cho là tàn tích của sự hình thành vũ trụ sơ khai. Những vết sẹo này đã bị bỏ lại trong quá trình chuyển đổi của một giai đoạn trong lịch sử vũ trụ, giống như những vết nứt xuất hiện khi nước đóng băng.
Một trong những điều hấp dẫn nhất về các dây vũ trụ là chúng có thể chính là manh mối để chúng ta hiện thực hóa việc du hành thời gian.
Nhà vật lý thiên văn học J. Richard Gott đã phát hiện ra rằng về lý thuyết, hai dây vũ trụ chuyển động nhanh gần bằng tốc độ ánh sáng có thể tạo thành một vòng lặp trong không-thời gian và hoạt động như một lỗ giun giúp chúng ta đi xuyên thời gian.
Nhưng việc phát hiện các dây vũ trụ không hề đơn giản. Đó là lý do vì sao đến nay đây vẫn là một lý thuyết khó nắm bắt.
Mật độ cực cao của các dây vũ trụ sẽ bẻ cong không-thời gian, tạo ra hiệu ứng thấu kính có thể gây ra hình ảnh trùng lặp của các thiên hà.
Tuy nhiên, những phát hiện gần đây cho thấy những sợi dây này có thể nhẹ hơn so với đánh giá trước đây.
Dây vũ trụ nhẹ hơn lại càng khiến chúng khó bị phát hiện hơn trên quy mô rộng lớn.
Chính vì thế một số nhà vật lý thiên văn đã đề xuất một phương pháp khác: quan sát quang học vi mô trong từng ngôi sao, vì ở đó một dây vũ trụ đi qua có thể tạm thời tăng gấp đôi độ sáng của ngôi sao, giúp chúng dễ bị phát hiện hơn.
Và nhờ thế chúng ta có thể tìm cách du hành thời gian mà không vướng phải các nghịch lý.
" alt=""/>Chìa khóa mở cánh cửa du hành thời gian